Thành Thịnh Phát

Thành công - Thịnh vượng - Phát triển

THƯƠNG MẠI, GIÁ CẢ: THÁNG 1 NĂM 2021

30/01/2021 1063 lượt xem
THƯƠNG MẠI, GIÁ CẢ: THÁNG 1 NĂM 2021
Đây là tháng cao điểm mà sức mua hàng hoá và tiêu dùng trong dân cư tăng cao so với các tháng trước. Để chuẩn bị tốt cho Tết Nguyên đán sắp tới các cơ sở bán buôn, bán lẻ và các cơ sở sản xuất đã bắt đầu chuẩn bị nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu người tiêu dùng, thị trường hàng hóa phục vụ cho dịp Tết càng trở nên sôi động với đa dạng các mặt hàng phong phú. Công tác kích cầu tiêu dùng được tăng cường. Thực hiện tốt công tác tổ chức thị trường, bảo đảm hàng hóa lưu thông thông suốt, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, đứt nguồn hoặc tồn ứ hàng hóa sau Tết. Hoạt động xúc tiến thương mại, chương trình bình ổn thị trường, giá cả các hoạt động kết nối cung cầu, chương trình đưa hàng Việt về nông thôn với việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được thực hiện.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 01 ước đạt 6.208,5 tỷ đồng, tăng 2,99% so với tháng trước và tăng 11,05% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hoá ước đạt 4.169,6 tỷ đồng, tăng 3,23% so với tháng trước và tăng 13,17% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ ước đạt 633,6 tỷ đồng, tăng 2,14% so với tháng trước và tăng 7,63% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 1.405,2 tỷ đồng, tăng 2,65% so với tháng trước và tăng 6,66% so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 01, nhóm hàng lương thực, thực phẩm dự ước đạt 2.124,7 tỷ đồng, tăng 3,96% so với tháng trước và tăng 15,11% so với cùng kỳ năm trước. Hàng may mặc dự ước đạt 197,8 tỷ đồng, tăng 4,59% so với tháng trước và tăng 9,22% so với cùng kỳ năm trước; đồ dùng trang thiết bị gia đình dự ước đạt 376,7 tỷ đồng so với tháng trước tăng 4,18%, so với cùng kỳ năm trước tăng 11,94%. Nhóm gỗ vật liệu xây dựng dự ước đạt 230,3 tỷ đồng, tăng 2,17% so với tháng trước và tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước; Phương tiện đi lại (trừ ô tô, kể cả phương tiện) ước đạt 193,7 tỷ đồng, tăng 2,27% so với tháng trước, tăng 8,36% so với cùng kỳ năm trước; Xăng dầu các loại dự ước đạt 605,1 tỷ đồng tăng 1,41% so với tháng trước và tăng 10,69% so với cùng kỳ năm trước; nhóm nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) ước đạt 62,2 tỷ đồng so với tháng trước tăng 0,25% và tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước. Đá quý, kim loại quý ước đạt 56,9 tỷ đồng, tăng 1,64% so với tháng trước, tăng 14,65% so cùng kỳ năm trước; Nhóm hàng hóa khác ước đạt 191,9 tỷ đồng tăng so với tháng trước 1,98% và so với cùng tháng năm trước tăng 12,03%; Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy ước đạt 80,3 tỷ đồng tăng 2,69% so với tháng trước và tăng 11,98 % so với cùng kỳ năm trước.
* Tình hình chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021
Để đảm bảo đầy đủ số lượng hàng hóa thiết yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng hóa lưu thông trên thị trường trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành Kế hoạch số 4963/KH-UBND, ngày 18/12/2020 về dự trữ hàng hóa thiết yếu bình ổn thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Dự kiến mức dự trữ hàng hóa thiết yếu bình ổn giá theo kế hoạch của các đơn vị năm 2021 đạt khoảng 113,4 tỷ đồng (Siêu thị Co.opMart Phan Thiết 50,69 tỷ đồng; Siêu thị Co.op Mart La Gi 18,13 tỷ đồng; Siêu thị Co.opMart Phan Rí Cửa 10 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Trung tâm thương mại Lotte Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận 09 tỷ đồng; Chi nhánh Công ty Cổ phần Lương thực Nam Trung Bộ: 01 tỷ đồng; Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Tùng Loan 10 tỷ đồng; Chi nhánh Công ty Cổ phần Thương mại Bách Hóa Xanh tại Bình Thuận 13 tỷ đồng; Trung tâm Dịch vụ miền núi 1,6 tỷ đồng, sử dụng vốn ngân sách cấp hoạt động).
Kế hoạch dự trữ các mặt hàng bán bình ổn giá: Gạo tẻ, gạo nếp 6,4 tỷ đồng; mì gói 9,5 tỷ đồng; đường ăn các loại 5,1 tỷ đồng; dầu ăn 10 tỷ đồng; thịt các loại 11,8 tỷ đồng; sữa các loại 16,9 tỷ đồng; rau củ quả 12,8 tỷ đồng; thực phẩm chế biến 22,8 tỷ đồng; bánh mứt 5,4 tỷ đồng; nước mắm, nước tương 1,3 tỷ đồng; bột ngọt 4,3 tỷ đồng và một số mặt hàng khác như: nước giải khát, gia vị, muối Iốt, trứng gia cầm,... hơn 7 tỷ đồng.
* Công tác quản lý thị trường: Được thực hiện thường xuyên; việc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ về hoạt động thương mại, đặc biệt là giá các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng tăng giá bất hợp lý xảy ra. Các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày cho người dân như: Gạo, muối, trứng, thực phẩm… ổn định giá cả, biến động của thị trường qua đó phát hiện nhanh, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của các đối tượng kinh doanh theo quy định của pháp luật. Không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng gây bất ổn thị trường. Việc kiểm tra, kiểm soát đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2021 so tháng trước tăng 0,09%; so tháng cùng kỳ năm trước (sau 01 năm) giảm 1,42%.
So với tháng trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, hầu hết các nhóm hàng tăng giá hoặc ổn định: Giao thông tăng 2,52%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,80%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,40%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,30%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,12%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,04%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,03%. Có 3 nhóm thuốc và dịch vụ y tế, bưu chính viễn thông và giáo dục không tăng, giảm so với tháng trước. Riêng nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 2,92%.
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Thuận

 

02523739688 https://zalo.me/0384058462 https://www.facebook.com/profile.php?id=100093525934644&mibextid=ZbWKwL https://maps.app.goo.gl/4Rczct8wD2K1qW8j8
Hotline: 0252 3739 688 Top