Nhiều tiềm năng du lịch
Cách Phan Thiết 30km về phía Nam và cách TP HCM 155km, Hàm Thuận Nam là một trong những điểm đến sở hữu tiềm năng lớn về du lịch của Bình Thuận. Bên cạnh bờ biển đẹp hoang sơ với những dãy đá cổ thay đổi màu sắc theo từng thời điểm trong ngày, huyện duyên hải này còn có nhiều thắng cảnh nổi tiếng như núi Tà Cú, suối nước nóng Bưng Thị, hải đăng Kê Gà, hang Mú, Đá Dăm, Đá Một, suối Nhum...
Tính đến cuối tháng 7 vừa qua, toàn huyện có trên 210.000 lượt khách đến tham quan - nghỉ dưỡng, trong đó có trên 28.000 lượt khách quốc tế, tăng 1.800 lượt so với cùng kỳ, tổng doanh thu đạt 91 tỷ đồng. Lượng khách đến liên tục tăng trưởng trong suốt 5 năm qua, nhưng tỷ trọng đóng góp vẫn còn rất thấp, nếu so sánh với con số gần 5,8 triệu lượt khách đến Bình Thuận trong năm 2018.
Không những khiêm tốn về số lượng, mà thời gian lưu trú và mức chi trả của du khách khi đến Hàm Thuận Nam cũng thấp so với tiềm năng du lịch tại địa phương. Thống kê của Tổng cục Du lịch cho thấy, số ngày lưu trú bình quân của du khách đến với Bình Thuận chỉ bằng một nửa của Nha Trang, Đà Nẵng và mức chi tiêu cũng chỉ bằng 1/3 so với 2 thành phố này.
|
Ngọn hải đăng trăm tuổi nổi tiếng trên mũi Kê Gà.
|
Nguyên nhân du lịch Hàm Thuận Nam nói riêng và Bình Thuận nói chung phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, theo các chuyên gia là do sự thiếu hụt các điểm đến vui chơi, giải trí, mua sắm và trải nghiệm văn hóa cho du khách. Theo Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận, đến 1/12/2017, toàn tỉnh có 238 cơ sở lưu trú đã được xếp hạng, với 9.467 phòng. Trong đó, chỉ có 3 cơ sở với 348 phòng đạt chuẩn 5 sao, 28 cơ sở với hơn 3.000 phòng đạt chuẩn 4 sao, còn lại là các khách sạn từ 3 sao trở xuống. Riêng tại Hàm Thuận Nam, đến đầu năm 2019 có 78 dự án phát triển du lịch được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư còn hiệu lực. Trong đó, mới có 22 dự án đang hoạt động kinh doanh.
Cơ hội từ loạt hạ tầng mới
Xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn tại địa phương, Hàm Thuận Nam đã có nhiều chính sách phát triển hệ thống dịch vụ phục vụ nhằm thu hút và kéo dài thời gian lưu trú của du khách. Trong đó, du lịch thể thao biển là một trong những thế mạnh của địa phương được đặc biệt chú trọng.
Định hướng phát triển du lịch Hàm Thuận Nam đều gắn kết theo hướng phát triển các khu du lịch cao cấp với phát triển các điểm dân cư kết hợp dịch vụ du lịch. Cụ thể, khu vực Hòn Lan phát triển các khu du lịch cao cấp 4 - 5 sao, khu vực Hải đăng Kê Gà phát triển điểm dân cư kết hợp dịch vụ du lịch, khu vực dọc biển Thuận Quý phát triển các resort ven biển, khu vực Suối Nhum phát triển dịch vụ du lịch, du lịch cộng đồng.
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, huyện sẽ tích cực mời gọi nhà đầu tư thực hiện dự án Siêu thị tổng hợp tại thị trấn Thuận Nam và dự án Khu trung tâm thương mại Tân Thành, phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách và nhân dân các xã ven biển. Sắp tới, Hàm Thuận Nam cũng có thêm loạt công trình phục vụ du lịch như dự án mở rộng khu du lịch chân núi Tà Cú ở thị trấn Thuận Nam, một số dự án du lịch ven tuyến đường 719B và đường Hòn Lan - Tân Hải thuộc địa bàn các xã Thuận Quý, Tân Thành, Tân Thuận.
Tại hội nghị "Xúc tiến đầu tư Bình Thuận 2019", UBND tỉnh Bình Thuận cũng vừa phê duyệt đầu tư dự án Tổ hợp du lịch - giải trí - nghỉ dưỡng & thể thao biển Thanh Long Bay. Dự án do Tập đoàn Nam Group phát triển, DKRA Vietnam làm tổng đại lý tiếp thị và phân phối.
Với quy mô lên đến 90ha, bao gồm 12 phân khu tiện ích cao cấp theo tiêu chuẩn 5 sao, Thanh Long Bay dự kiến sẽ bổ sung cho khu vực biển Kê Gà, Hàm Thuận Nam một quần thể sinh thái biển xoay quanh trung tâm thể thao biển quốc tế. Nhà phát triển Nam Group cho biết, dự án cung cấp loạt công trình dịch vụ du lịch hấp dẫn như Grand Water Park, Beach Cabanas, công viên phao nổi, Kid Aqua Zone, quảng trường trung tâm, sân khấu ngoài trời, con đường lễ hội - văn hóa... Các hạ tầng có quy mô lớn, quy hoạch đồng bộ là "mảnh ghép" bổ sung chuỗi dịch vụ đa dạng và phong phú cho vùng đất mới này, đồng thời mang đến những trải nghiệm thú vị không chỉ cho khách lưu trú tại Thanh Long Bay mà còn tất cả du khách dừng chân tại Kê Gà.
"Liền kề mũi Kê Gà với vẻ đẹp thiên nhiên nguyên sơ cùng lợi thế bờ biển thoai thoải và khí hậu nhiệt đới nắng ấm, tổ hợp du lịch - giải trí - nghỉ dưỡng và thể thao biển Thanh Long Bay sẽ là điểm hẹn yêu thích của hàng triệu du khách trong nước và quốc tế, góp phần trong chiến lược đưa Bình Thuận trở thành trung tâm du lịch - thể thao biển quốc gia đến năm 2030", đại diện Nam Group khẳng định.
|
Thanh Long Bay dự kiến bổ sung cho Hàm Thuận Nam trung tâm thể thao biển tiêu chuẩn quốc tế.
|
Ngoài ra, Công ty CP Đầu tư - Thương mại - Dịch vụ Việt Úc mới đây cho biết đang có kế hoạch xây dựng khu trưng bày triển lãm các loại cây rừng quý hiếm, kết hợp tuyên truyền ý nghĩa về bảo vệ và phát triển rừng, vai trò của rừng trong việc cải tạo môi trường sinh thái tại khu du lịch suối nước nóng Bưng Thị. Tập đoàn CMC (Mỹ) cũng có ý định phát triển tổ hợp thương mại nghỉ dưỡng giải trí sinh thái rộng 18ha tại Hàm Thuận Nam với loạt các dịch vụ quy mô như trung tâm thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế, hầm rượu vang, đài quan sát biển, khu cắm trại, nhà hàng trên cao...
Nhiều chuyên gia đánh giá hệ thống hạ tầng dịch vụ du lịch - mua sắm - giải trí - nghỉ dưỡng chính là "cần câu" du khách của một điểm đến. Khi hệ thống dịch vụ từ các dự án quy mô lớn đi vào hoạt động, Hàm Thuận Nam sẽ nhanh chóng bắt kịp đà phát triển du lịch của các điểm đến như Nha Trang, Đà Nẵng hay Phú Quốc.
theo vnexpress.net : Lộc An
Nhiều tiềm năng du lịch
Cách Phan Thiết 30km về phía Nam và cách TP HCM 155km, Hàm Thuận Nam là một trong những điểm đến sở hữu tiềm năng lớn về du lịch của Bình Thuận. Bên cạnh bờ biển đẹp hoang sơ với những dãy đá cổ thay đổi màu sắc theo từng thời điểm trong ngày, huyện duyên hải này còn có nhiều thắng cảnh nổi tiếng như núi Tà Cú, suối nước nóng Bưng Thị, hải đăng Kê Gà, hang Mú, Đá Dăm, Đá Một, suối Nhum...
Tính đến cuối tháng 7 vừa qua, toàn huyện có trên 210.000 lượt khách đến tham quan - nghỉ dưỡng, trong đó có trên 28.000 lượt khách quốc tế, tăng 1.800 lượt so với cùng kỳ, tổng doanh thu đạt 91 tỷ đồng. Lượng khách đến liên tục tăng trưởng trong suốt 5 năm qua, nhưng tỷ trọng đóng góp vẫn còn rất thấp, nếu so sánh với con số gần 5,8 triệu lượt khách đến Bình Thuận trong năm 2018.
Không những khiêm tốn về số lượng, mà thời gian lưu trú và mức chi trả của du khách khi đến Hàm Thuận Nam cũng thấp so với tiềm năng du lịch tại địa phương. Thống kê của Tổng cục Du lịch cho thấy, số ngày lưu trú bình quân của du khách đến với Bình Thuận chỉ bằng một nửa của Nha Trang, Đà Nẵng và mức chi tiêu cũng chỉ bằng 1/3 so với 2 thành phố này.
|
Ngọn hải đăng trăm tuổi nổi tiếng trên mũi Kê Gà.
|
Nguyên nhân du lịch Hàm Thuận Nam nói riêng và Bình Thuận nói chung phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, theo các chuyên gia là do sự thiếu hụt các điểm đến vui chơi, giải trí, mua sắm và trải nghiệm văn hóa cho du khách. Theo Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận, đến 1/12/2017, toàn tỉnh có 238 cơ sở lưu trú đã được xếp hạng, với 9.467 phòng. Trong đó, chỉ có 3 cơ sở với 348 phòng đạt chuẩn 5 sao, 28 cơ sở với hơn 3.000 phòng đạt chuẩn 4 sao, còn lại là các khách sạn từ 3 sao trở xuống. Riêng tại Hàm Thuận Nam, đến đầu năm 2019 có 78 dự án phát triển du lịch được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư còn hiệu lực. Trong đó, mới có 22 dự án đang hoạt động kinh doanh.
Cơ hội từ loạt hạ tầng mới
Xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn tại địa phương, Hàm Thuận Nam đã có nhiều chính sách phát triển hệ thống dịch vụ phục vụ nhằm thu hút và kéo dài thời gian lưu trú của du khách. Trong đó, du lịch thể thao biển là một trong những thế mạnh của địa phương được đặc biệt chú trọng.
Định hướng phát triển du lịch Hàm Thuận Nam đều gắn kết theo hướng phát triển các khu du lịch cao cấp với phát triển các điểm dân cư kết hợp dịch vụ du lịch. Cụ thể, khu vực Hòn Lan phát triển các khu du lịch cao cấp 4 - 5 sao, khu vực Hải đăng Kê Gà phát triển điểm dân cư kết hợp dịch vụ du lịch, khu vực dọc biển Thuận Quý phát triển các resort ven biển, khu vực Suối Nhum phát triển dịch vụ du lịch, du lịch cộng đồng.
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, huyện sẽ tích cực mời gọi nhà đầu tư thực hiện dự án Siêu thị tổng hợp tại thị trấn Thuận Nam và dự án Khu trung tâm thương mại Tân Thành, phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách và nhân dân các xã ven biển. Sắp tới, Hàm Thuận Nam cũng có thêm loạt công trình phục vụ du lịch như dự án mở rộng khu du lịch chân núi Tà Cú ở thị trấn Thuận Nam, một số dự án du lịch ven tuyến đường 719B và đường Hòn Lan - Tân Hải thuộc địa bàn các xã Thuận Quý, Tân Thành, Tân Thuận.
Tại hội nghị "Xúc tiến đầu tư Bình Thuận 2019", UBND tỉnh Bình Thuận cũng vừa phê duyệt đầu tư dự án Tổ hợp du lịch - giải trí - nghỉ dưỡng & thể thao biển Thanh Long Bay. Dự án do Tập đoàn Nam Group phát triển, DKRA Vietnam làm tổng đại lý tiếp thị và phân phối.
Với quy mô lên đến 90ha, bao gồm 12 phân khu tiện ích cao cấp theo tiêu chuẩn 5 sao, Thanh Long Bay dự kiến sẽ bổ sung cho khu vực biển Kê Gà, Hàm Thuận Nam một quần thể sinh thái biển xoay quanh trung tâm thể thao biển quốc tế. Nhà phát triển Nam Group cho biết, dự án cung cấp loạt công trình dịch vụ du lịch hấp dẫn như Grand Water Park, Beach Cabanas, công viên phao nổi, Kid Aqua Zone, quảng trường trung tâm, sân khấu ngoài trời, con đường lễ hội - văn hóa... Các hạ tầng có quy mô lớn, quy hoạch đồng bộ là "mảnh ghép" bổ sung chuỗi dịch vụ đa dạng và phong phú cho vùng đất mới này, đồng thời mang đến những trải nghiệm thú vị không chỉ cho khách lưu trú tại Thanh Long Bay mà còn tất cả du khách dừng chân tại Kê Gà.
"Liền kề mũi Kê Gà với vẻ đẹp thiên nhiên nguyên sơ cùng lợi thế bờ biển thoai thoải và khí hậu nhiệt đới nắng ấm, tổ hợp du lịch - giải trí - nghỉ dưỡng và thể thao biển Thanh Long Bay sẽ là điểm hẹn yêu thích của hàng triệu du khách trong nước và quốc tế, góp phần trong chiến lược đưa Bình Thuận trở thành trung tâm du lịch - thể thao biển quốc gia đến năm 2030", đại diện Nam Group khẳng định.
|
Thanh Long Bay dự kiến bổ sung cho Hàm Thuận Nam trung tâm thể thao biển tiêu chuẩn quốc tế.
|
Ngoài ra, Công ty CP Đầu tư - Thương mại - Dịch vụ Việt Úc mới đây cho biết đang có kế hoạch xây dựng khu trưng bày triển lãm các loại cây rừng quý hiếm, kết hợp tuyên truyền ý nghĩa về bảo vệ và phát triển rừng, vai trò của rừng trong việc cải tạo môi trường sinh thái tại khu du lịch suối nước nóng Bưng Thị. Tập đoàn CMC (Mỹ) cũng có ý định phát triển tổ hợp thương mại nghỉ dưỡng giải trí sinh thái rộng 18ha tại Hàm Thuận Nam với loạt các dịch vụ quy mô như trung tâm thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế, hầm rượu vang, đài quan sát biển, khu cắm trại, nhà hàng trên cao...
Nhiều chuyên gia đánh giá hệ thống hạ tầng dịch vụ du lịch - mua sắm - giải trí - nghỉ dưỡng chính là "cần câu" du khách của một điểm đến. Khi hệ thống dịch vụ từ các dự án quy mô lớn đi vào hoạt động, Hàm Thuận Nam sẽ nhanh chóng bắt kịp đà phát triển du lịch của các điểm đến như Nha Trang, Đà Nẵng hay Phú Quốc.
Lộc An