Thanh Thinh Phat

Success - Prosperity - Development

Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 1: Đa phần là tàu vỏ sắt

27/08/2020 1440 views
Từ nhiều năm nay, nhiều tàu cá Trung Quốc đã có hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, thực hiện hành vi đánh bắt hải sản trái phép và một số hoạt động bất thường khác.
Tàu đánh cá vỏ sắt Quỳnh Quỳnh Hải Ngư 89029 (trái) neo cạnh tàu cá vỏ gỗ Quỳnh Hải Ngư 09058 (phải) cạnh 1 bãi cạn của Việt Nam ở Trường Sa, tháng 4.2016. /// Ảnh: Mai Thanh Hải
Tàu đánh cá vỏ sắt Quỳnh Quỳnh Hải Ngư 89029 (trái) neo cạnh tàu cá vỏ gỗ Quỳnh Hải Ngư 09058 (phải) cạnh 1 bãi cạn của Việt Nam ở Trường Sa, tháng 4.2016.
ẢNH: MAI THANH HẢI
 
Giữa tháng 8.2020, sau khi cái gọi là “Quy chế cấm đánh bắt cá trên Biển Đông” (do Trung Quốc tự ban hành thực hiện từ 1.5 - 16.8.2020) hết hiệu lực, hàng chục ngàn tàu cá Trung Quốc tập trung sẵn ở đảo Hải Nam, tràn xuống khu vực Biển Đông.
Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 1: Đa phần là tàu vỏ sắt  - ảnh 1

Tàu gỗ (phải) neo cạnh 1 tàu vỏ sắt treo cờ Trung Quốc, trên vùng biển Trường Sa, tháng 12.2013.

ẢNH: MAI THANH HẢI

Các tàu đánh cá của Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông chủ yếu là tàu vỏ sắt, lượng giãn nước từ 200 đến 500 tấn, thậm chí lên tới 750 tấn đối với loại tàu cá phục vụ dầu khí và 3.000 tấn như tàu hậu cần nghề cá Quỳnh Tam Á số hiệu F-8168 (do Tập đoàn ngư nghiệp TP.Tam Á, Hải Nam, Trung Quốc quản lý.
Ngoài số lượng lớn tàu cá vỏ sắt này, còn một số tàu đánh cá vỏ gỗ đóng từ lâu, lượng giãn nước chỉ từ 150 - 200 tấn…
Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 1: Đa phần là tàu vỏ sắt  - ảnh 2

Tàu cá dân binh Quỳnh Tam Sa Ngư 00232 xâm phạm thềm lục địa Việt Nam, 10.2019.

ẢNH: MAI THANH HẢI

Một cán bộ cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, nếu phân loại theo công năng, sẽ có các loại như: Tàu cá phục vụ dầu khí vỏ sắt, đài lái thường sơn màu trắng, mạn boong sơn xanh hoặc xám, lượng giãn nước từ 200 - 750 tấn, tốc độ từ 7 - 12 hải lý/ giờ (13 - 22km/giờ), động cơ từ 200 - 500 mã lực; tàu cá dân binh, vỏ sắt, sơn xanh, đài lái màu trắng, lượng giãn nước từ 400 - 750 tấn, tốc độ từ 12 - 15 hải lý/ giờ (22 - 28km/giờ); tàu cá vỏ sắt, màu xanh, đen, xám… có lượng giãn nước 200 - 300 tấn, tốc độ từ 7 - 12 hải lý/ giờ (13 - 22km/giờ); tàu cá vỏ gỗ, thường sơn màu đen, xám…
Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 1: Đa phần là tàu vỏ sắt  - ảnh 3

Tàu cá dân binh Trung Quốc tại Trường Sa, tháng 2.2018.

ẢNH: MAI THANH HẢI

Đại tá Bùi Thuận Hóa, nguyên trưởng phòng tuyên truyền đặc biệt, Cục Dân vận, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, thì lại phân loại theo tên - số hiệu tàu gắn với địa phương quản lý con tàu.
“Tàu có chữ đầu là Việt thì thuộc tỉnh Quảng Đông. Chữ Quỳnh của Hải Nam. Chữ Quế của Quảng Tây. Sau đó mới là số hiệu tàu gồm 5 số”, đại tá Hóa nói.
Một số hình ảnh các loại tàu cá Trung Quốc do phóng viên Thanh Niên ghi lại, lưu trữ, tập hợp... từ các chuyến công tác tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, nhà giàn DK1 và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam... trong nhiều năm qua.
Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 1: Đa phần là tàu vỏ sắt  - ảnh 4

Tàu vỏ sắt đời cũ của Trung Quốc neo tại Trường Sa; tháng 5.2008.

ẢNH: MAI THANH HẢI

Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 1: Đa phần là tàu vỏ sắt  - ảnh 5

Tàu cá vỏ sắt Quỳnh Hải Ngư 13588 Trung Quốc đang chuẩn bị hạ xuồng cho ngư dân vào đánh bắt hải sản tại bãi cạn Én Đất (Trường Sa), năm 2014.

ẢNH: MAI THANH HẢI

QUẢNG CÁO
Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 1: Đa phần là tàu vỏ sắt  - ảnh 6

Tàu vỏ sắt Quỳnh Hải Ngư 82033, lượng giãn nước 300 tấn tại Trường Sa, năm 2014.

ẢNH: MAI THANH HẢI

Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 1: Đa phần là tàu vỏ sắt  - ảnh 7

Tàu cá Trung Quốc không rõ số hiệu, cùng loại 300 tấn nhưng sơn màu xám. Hình chụp tại Trường Sa, năm 2014.

ẢNH: MAI THANH HẢI

Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 1: Đa phần là tàu vỏ sắt  - ảnh 8

Người trên buồng lái tàu cá vỏ sắt Quỳnh Hải Ngư 16888 dùng ống nhòm quan sát khi tàu Việt Nam cơ động lại gần; Trường Sa, năm 2015.

ẢNH: MAI THANH HẢI

Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 1: Đa phần là tàu vỏ sắt  - ảnh 9

Tàu cá vỏ sắt Quế Bắc Ngư 50068 của tỉnh Quảng Tây sơn màu xám giống màu sơn của các tàu hải quân Trung Quốc, chụp tháng 4.2019 trên vùng biển miền Trung.

ẢNH: MAI THANH HẢI

Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 1: Đa phần là tàu vỏ sắt  - ảnh 10

Tàu cá vỏ sắt Quế Bắc Ngư 91099 sơn màu xanh, buồng lái trắng đang bị lực lượng chấp phát Việt Nam xua đuổi khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, tháng 4.2019.

ẢNH: MAI THANH HẢI

QUẢNG CÁO
Ngày 8.5.2020, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc ban hành thông báo cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ ngày 1.5 - 16.8 và triển khai biện pháp thực thi thông báo này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế.
Là quốc gia ven Biển Đông và thành viên Công ước của Liên Hợp Quốc về luật Biển năm 1982, Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán tại các vùng biển của mình được xác lập phù hợp Công ước, đồng thời cũng được hưởng các quyền lợi hợp pháp khác trên biển theo quy định của Công ước.
Việt Nam bác bỏ quyết định đơn phương này của phía Trung Quốc. Trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay, Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.
Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 1: Đa phần là tàu vỏ sắt  - ảnh 11

Tàu cá vỏ sắt Việt Đài Ngư 12665 tại Trường Sa, tháng 10.2019.

ẢNH: MAI THANH HẢI

Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 1: Đa phần là tàu vỏ sắt  - ảnh 12

Tàu cá Việt Điện Ngư 42899 tại Trường Sa, tháng 10.2019.

ẢNH: MAI THANH HẢI

Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 1: Đa phần là tàu vỏ sắt  - ảnh 13

Tàu cá vỏ sắt 750 tấn của Trung Quốc xuất hiện tại Trường Sa, tháng 2.2018.

ẢNH: MAI THANH HẢI

Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 1: Đa phần là tàu vỏ sắt  - ảnh 14

Tàu cá vỏ sắt Trung Quốc sơn màu đen, buồng lái màu trắng, cao 3 tầng, tại vùng biển Sinh Tồn (Trường Sa), tháng 1.2018.

ẢNH: MAI THANH HẢI

Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 1: Đa phần là tàu vỏ sắt  - ảnh 15

Tàu cá Việt Đài Ngư 12665 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, tháng 5.2019.

ẢNH: MAI THANH HẢI

QUẢNG CÁO
Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 1: Đa phần là tàu vỏ sắt  - ảnh 16

Tàu cá Trung Quốc hạ thủy đầu 2016 và tháng 4.2016 xuất hiện ngoài Trường Sa

 

Posts same category
© Copyright 2019. Thanh Thinh Phat. All Rights Reserved.
Total access: 1377638
Designed by Tinh Thanh.
Hotline: 0252 3739 688 Top